Tăng cường quan hệ đối tác Australia-Mekong

Tháng Mười Một 4th, 2022

Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là khu vực trọng điểm về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp quan trọng trong doanh thu xuất khẩu. Đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, cũng như phải gánh chịu các nguy cơ khác như khan hiếm nước, sụt lún đất và ô nhiễm.
 
Kế hoạch Phát triển Bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long 2045 (SDMD 2045) là một sáng kiến được xây dựng theo chỉ thị của Đại hội Đảng nhằm lồng ghép các hoạt động hợp tác nghiên cứu và phát triển trong nước và quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và xa hơn nữa là năm 2045.
 
Trong khuôn khổ của sáng kiến này, Đại học Cần Thơ sẽ tổ chức diễn đàn quốc tế hai năm một lần. Diễn đàn đầu tiên (SDMD 2022) có tiêu đề – Khoa học và Công nghệ: Động lực cho đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.
 
Phát biểu tại diễn đàn, Tiến sĩ Kim Wimbush từ CSIRO – cơ quan khoa học quốc gia của Australia – đã nhắc đến mối quan hệ đối tác của Australia và Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long và vai trò quan trọng của Khoa học, Công nghệ và Đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong khu vực.