Các nhà khoa học giải quyết những thách thức về môi trường, kinh tế và xã hội của Việt Nam
Các nhà nghiên cứu từ Úc và Việt Nam cùng hợp tác để giải quyết những thách thức lớn nhất về môi trường, kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Hãy cùng hình dung như sau. Bạn đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), một trong những thành phố lớn và đô thị hóa bậc nhất Việt Nam. Vào thời điểm giữa năm, hay còn được gọi là mùa gió mùa với lượng mưa lớn, độ ẩm gay gắt và thật không mái khi phải ra đường đi làm.
Tại TP.HCM, khoảng 60% nhà cửa bị hư hại do ngập lụt. Theo báo cáo của McKinsey, khả năng xảy ra lũ lụt có thể tăng gấp 5 lần vào năm 2050, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và cơ sở hạ tầng.
Công nghệ quan trắc lũ lụt ở Việt Nam
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Griffith và Khu Công nghệ cao Sài Gòn đang sử dụng công nghệ giám sát lũ lụt theo thời gian thực để giúp ngăn chặn thảm họa do con người gây ra. Công nghệ này là một mạng cảm biến không dây, tiêu thụ điện năng thấp, sáng tạo để phát hiện lũ lụt một cách chính xác nhất. Nó có thể trực tiếp cải thiện công tác phòng ngừa, quản lý và ứng phó với lũ lụt, giúp mang lại tác động tích cực đến an toàn trong khu vực sử dụng hệ thông giám sát này, tăng năng suất kinh doanh và bảo vệ môi trường cho hàng triệu người.
Công nghệ cảm biến lõi cho phép sản xuất hàng loạt các cảm biến cực nhỏ với độ nhạy cao và tiêu thụ điện năng thấp. Các cảm biến này hoạt động mạnh mẽ trong các môi trường khắc nghiệt mà vẫn đảm bảo việc theo dõi mực nước hoạt động một cách tốt nhất. Cải tiến sản xuất và hiệu suất, kết hợp với công nghệ IoT (Internet vạn vật) mới nhất, sẽ cho phép triển khai hiệu quả và tiết kiệm chi phí của mạng cảm biến lũ lụt trong cộng đồng.
Sự hợp tác này sẽ phát triển năng lực sản xuất các cảm biến tiên tiến của Việt Nam. Công nghệ này cũng sẽ được lắp đặt ở những vị trí dễ bị ngập lụt ở TP.HCM. Hệ thống sẽ cung cấp thông tin lũ lụt theo thời gian thực và cảnh báo sớm cho người dân thông qua ứng dụng trên điện thoại và hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc quản lý và kiểm soát giao thông, giúp giảm thiểu thiệt hại về người và của.
Duy trì chất lượng sản phẩm từ nông trại đến thị trường
Ở tỉnh Sơn La trồng rau là một ngành nghề quan trọng đối với người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ. Với sự phát triển của hệ thống siêu thị tại Hà Nội và các thành phố lớn, khách hàng ngày càng yêu cầu cao về chất lượng nông sản thì việc thiếu một chuỗi cung ứng có chức năng làm mát đồng nghĩa với việc nông dân đang mất tới 30% lượng hàng hóa mà họ đưa ra thị trường.
Các nhà nghiên cứu tại Applied Horticultural Research và Fresh Studio đang phát triển hệ thống để lấp đầy khoảng trống hiện tại trong chuỗi giá trị. Họ đang làm việc với nông dân địa phương, khu vực tư nhân và chính phủ để xây dựng một bộ điều khiển CoolBot chi phí thấp và mang tính sáng tạo. Bộ điều khiển cho phép các đơn vị điều hòa không khí thông thường được sử dụng để chạy làm thành phòng mát trữ rau củ, điều này dẫn đến một môi trường nhiệt độ phù hợp giúp duy trì chất lượng sản phẩm.
Sự đổi mới này sẽ không chỉ tránh lãng phí – những người nông dân tham gia sẽ khá giả hơn về mặt tài chính và tạo cơ hội việc làm cần thiết cho phụ nữ, những người chiếm tỷ lệ cao trong số nông dân.
Nâng cao năng suất cho ngành nông nghiệp Việt Nam
Ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những áp lực liên tục từ rủi ro khí hậu và thời tiết, biến động thị trường và phương thức sản xuất thiếu bền vững. Những áp lực này tác động tiêu cực đến các kết quả về môi trường, tài chính và xã hội. Chúng gây hại đến tài nguyên đất và nước, sinh kế của nông hộ nhỏ cũng như lòng tin của người tiêu dùng.
Những thách thức như thế này đã trở thành cơ hội cho các công ty mới thành lập trên toàn cầu. Họ đã tạo ra nhu cầu về các cách tiếp cận mới và thúc đẩy sự phát triển của các công ty sáng tạo mới nổi. Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ giúp đảm bảo các doanh nghiệp nông nghiệp và hàng triệu nông dân không bỏ lỡ những đổi mới quan trọng để thúc đẩy năng suất và khả năng cạnh tranh.
Phối hợp với MBI Innovation Challenge và các đối tác địa phương khác, Beanstalk đang thiết lập một chương trình tăng tốc AgriTech tập trung vào thương mại tại Việt Nam. Chương trình nhắm vào các phân khúc nông nghiệp trong nuôi trồng thủy sản, cây trồng và rừng trồng và chăn nuôi. Chương trình tăng tốc này sẽ là sản phẩm đầu tiên, tập trung chuyên biệt vào việc giải quyết các thách thức của ngành nông nghiệp và cải thiện năng suất.
Lợi ích của việc kết nối hệ sinh thái AgriTech Việt Nam với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn cầu là rất rõ ràng. Cuối cùng, chương trình nhằm mục đích cung cấp các con đường tiếp cận thị trường và tài chính mới để thương mại hóa và mở rộng quy mô các công nghệ mới nổi được phát triển tại Việt Nam.
Công nghệ sản xuất các sản phẩm giá trị cao từ phụ phẩm cá tra
Ngành công nghiệp cá tra của Việt Nam ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm sản lượng khoảng 1,42 triệu tấn trong những năm gần đây. Ngành này có thu nhập xuất khẩu hơn 1,77 tỷ USD. Nó cũng sử dụng hơn 200.000 lao động nông thôn, với phần lớn là phụ nữ và trẻ em gái (VASEP, 2019).
Các sản phẩm phụ từ cá da trơn chiếm khoảng 60-70% sinh khối cá. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường philê cá Tra cho thấy nhu cầu cập nhật chế biến các công nghệ và quản lý ‘sản phẩm phụ’ đã được thừa nhận trong lịch sử. Với sự cạnh tranh của thị trường và thắt chặt các quy định về môi trường đã kích thích sự quan tâm trong ngành để có những cải tiến đáng kể.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Western Sydney và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đang làm việc để giảm tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách cải thiện việc thu hồi và phát triển sản phẩm giá trị gia tăng từ các phụ phẩm chế biến thủy sản.
Bảo vệ nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Một trong những thách thức môi trường khác của Việt Nam là quản lý hệ thống nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn. Hệ thống nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ hệ sinh thái. Chúng bao gồm hỗ trợ nghề cá, đa dạng sinh học, hấp thụ carbon, bảo vệ bờ biển và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Rừng ngập mặn bền vững hơn các hình thức nuôi trồng thủy sản khác. Sức khoẻ của rừng ngập mặn và sức khoẻ và năng suất của các loài thuỷ sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn phụ thuộc nhiều vào chất lượng dòng nước thủy triều tự nhiên. Ô nhiễm nước, nồng độ oxy thấp và thay đổi độ mặn gây ra rủi ro cho cả các loài thủy sinh và cây ngập mặn. Giám sát chất lượng nước là rất quan trọng cho việc ra quyết định của nông dân. Nó có thể thông báo loài nào cần nuôi và khi nào cần thay nước trong các ao nuôi trồng thủy sản.
Điều này đặc biệt quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi ô nhiễm nguồn nước do sản xuất nông nghiệp đầu nguồn, nuôi trồng thủy sản thâm canh, sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng. Bằng cách duy trì nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn sẽ giúp hỗ trợ các cộng đồng có khả năng phục hồi trong khu vực.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland, phối hợp với Green Field Consulting & Development Ltd đang phát triển một hệ thống giám sát môi trường. Hệ thống này bao gồm một bộ các chỉ số sức khỏe nuôi trồng thủy sản rừng ngập mặn. Công nghệ này sẽ hỗ trợ các bên liên quan giám sát tốt hơn chất lượng nước, sự thay đổi rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản. Điều này sẽ được thực hiện thông qua việc tích hợp các trạm quan trắc môi trường không dây tại các điểm nước quan trọng, cùng với việc phát hiện thay đổi rừng ngập mặn tự động theo thời gian thực bằng cách sử dụng ảnh quan trắc từ xa.
Bài viết này đã được đăng trên trang CSIROscope.